Những lời khuyên giúp bạn bình tĩnh đối phó với cơn giận dữ của trẻ


Những cơn giận dữ luôn là điều khó tránh trong cuộc sống, chúng phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách ngăn cản cơn thịnh nộ của con đúng đắn.

Cơn giận dữ thường xảy ra như cách giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Biểu hiện của điều này là chúng có thể la hét, đánh và thậm chí là nín thở. Bởi những đứa trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 3 thường không có khả năng bày tỏ sự thất vọng của mình bằng lời nói, giận dữ chính là cách giải quyết vấn đề và làm cho trẻ cảm thấy an toàn, bình tĩnh hơn.

1. Để trẻ tự thoát ra khỏi cơn giận dữ

Sẽ thật vô ích nếu bạn muốn cố gắng cho nhanh kết thúc cơn giận của trẻ, bằng các phương pháp như la mắng, điều này thật sự vô ích và không hiệu quả. Tốt hơn hết là bạn nên ngồi đó, để trẻ la hét, khóc lóc và tự lắng cơn giận xuống. Một khi đã hết sự khó chịu trong người, chúng sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn rất nhiều và lời nói của bạn sẽ có nhiều giá trị hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy bình tĩnh để nói chuyện hiệu quả hơn với con về cảm xúc của chúng và những gì khiến chúng khó chịu.

2. Đưa ra khỏi nơi trẻ cảm thấy khó chịu khi chúng trở nên hung hăng

La hét, khóc lóc và đập chân xuống đất rất khác với hành động hung hăng, ở đó chúng có thể bắt đầu đánh, cắn hoặc ném đồ vật. Đối với loại hành vi này, bạn có thể đứa trẻ ngay lập tức rời khỏi không gian khiến con tức giận và đưa chúng đến một nơi yên tĩnh nếu đang ở nơi công cộng. Còn nếu ở nhà, bạn có thể đến gần con và giải thích bằng giọng cương quyết nhưng không giận dữ, rằng thật không ổn khi con trở nên hung hăng như vậy. Trẻ có thể tức giận tùy thích với bạn, nhưng hành động thể xác là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

3. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng một thứ khác

Trẻ em thường có khoảng thời gian chú ý rất ngắn, có nghĩa là những gì khiến chúng khó chịu bây giờ có thể bị quên đi trong vài giây. Vì vậy, nếu trẻ đang “ăn vạ” ở một cửa hàng vì muốn bạn mua thứ gì đó, bạn có thể làm trẻ phân tâm bằng thứ khác. Đưa một đồ vật hoặc một món đồ chơi mà bạn biết chúng sẽ thích, hoặc bạn có thể cho xem một thứ gì đó mà chúng có thể quan tâm trong cửa hàng là điều nên làm. Tốt nhất là bạn không nên so sánh giữa con mình với những đứa trẻ khác.

4. Yêu cầu con ngồi trong không gian yên tĩnh

Đây là phương pháp được nhiều giáo viên mầm non áp dụng. Đó có thể là một góc đẹp đẽ, ấm áp trong ngôi nhà của bạn với những chiếc đệm êm ái trên nền đất, những cuốn sách, đồ chơi và những thứ giải trí khác nằm xung quanh. Khi con khó chịu hoặc tức giận, bạn có thể khuyến khích chúng ngồi vào góc đó và đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động mới mẻ. Ví dụ, nếu họ thích vẽ tranh, bạn có thể giữ một cuốn sổ tay với một số màu sắc trong không gian đó, để con có thể trở nên bình tĩnh nhanh hơn.

5. Đưa ra giải pháp thay thế để giúp con bình tĩnh

Những đứa trẻ thường muốn làm những việc mà người lớn biết là nguy hiểm, nhưng trẻ em không hiểu điều đó. Trẻ sẽ cảm thấy như bạn đang ngăn cản chúng hoàn thành điều gì đó mà chúng thực sự muốn. Vì vậy, thay vì la mắng rằng đừng làm điều gì đó, bạn có thể cung cấp cho con một số giải pháp thay thế tương tự – những điều sẽ là mục tiêu mới để họ đạt được. Đó có thể là một phiên bản an toàn hơn cho những gì con muốn làm và bạn có thể lập kế hoạch cho hoạt động mới này.

6. Đưa ra cảnh báo trước cho con

Một điều mà trẻ không thích là khi bạn đột ngột kết thúc thời gian chơi của chúng, khi trẻ chưa biết rõ thời điểm phải rời đi. Bạn không thể chỉ nói với chúng rằng sẽ phải rời đi trong 10 phút nữa, vì trẻ không có ý thức về thời gian tại độ tuổi này. Thay vào đó, điều bạn có thể làm là nói với họ rằng họ có thể chơi thêm 2 lượt nữa trong trò chơi của mình, và sau đó sẽ rời đi. Đây là điều mà họ có thể hiểu và có thể sẽ tôn trọng cho dù chúng có muốn ở lại lâu hơn hay không.

7. Đừng thấy vậy mà tự ái

Một trong những cụm từ phổ biến nhất mà trẻ em thường nói khi khó chịu với người lớn là “Con ghét bố/mẹ!” Và mặc dù điều này có thể khiến bạn dễ bị xúc phạm và đả kích, nhưng đây rõ ràng là một nước đi sai lầm. Thực tế, trẻ nhiều khi sẽ không có suy nghĩ như những gì chúng nói, mà đó chỉ là cách để thể hiện sự thất vọng và mong bạn hiểu cảm xúc của trẻ. Tốt hơn hết bạn nên bỏ qua và kiên trì thực hiện kế hoạch của mình, mà không để hành vi xấu của trẻ phá hay khiến bạn khó chịu./.