Ca nhạc sĩ Trường Kha: Vu lan là tháng báo hiếu của cư dân Việt


Tìm gặp Trường Kha khi không gian mùa Vu Lan chuẩn bị đến xem ra rất khó bởi anh như con thoi di chuyển liên tục từ Lâm Hà -Sài Gòn và các vùng lân cận. Để có thể gặp được Trường Kha, người viết chỉ đành nhắn tin và việc trò chuyện cùng Kha chỉ diễn ra khi đồng hồ báo hiệu 1h sáng. Tuy nhiên, qua những thông tin từ anh chia sẻ, ta mới thấy Trường Kha hoàn thiện  mọi việc với tất cả tâm lực, tầm nhìn đi kèm đó là nguồn tài chính dành cho dự án rất chỉnh chu, minh đạo.

Pv: Chào Trường Kha, dự án nghệ thuật dành cho mùa Vu lan 2023 có gì mới lạ hay không? Kha có những tâm tình gì gửi gắm vào đêm nghệ thuật?

Trường Kha Tibetan: Vào đêm 26/8/2023 sắp tới. Trường Kha  cùng các nghệ sĩ đồng hành có một chương trình nghệ thuật mang tên “Cha Mẹ Đời Thầm Thiêng”. Đêm nhạc được diễn ra tại Tịnh Thất Hương Đức – thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ngoài việc Mừng Đại lễ Vu Lan Bồn PL.2567-DL.2023, đêm nghệ thuật cũng nằm trong chuổi Series “Những Hóa Thân” số 3 do Trường Kha thực hiện xuyên suốt từ 2023 đến 2025  thì chấm dứt.

Điểm nhấn mới lạ của đêm nghệ thuật có thể kể là: Hơn 2/3 các tác phẩm mà các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình nhạc thiêng này vốn là những đứa con tinh thần của Trường Kha. Bạn phải biết là khi bước vào lĩnh vực nghệ thuật, Kha đã có hướng đi cho riêng mình. Đó là sáng tác dòng nhạc Thiêng – nhạc Tâm linh với mong ước công chúng thưởng lãm được an lạc tâm hồn, biết sống đời đẹp đạo và trân trọng nhân sinh cùng tri ân Trời đất. Trường Kha ước rằng: âm nhạc Thiêng sẽ mang sự giản dị đến với người nghe.

Để sáng tác ra những tác phẩm rất riêng cho dòng nhạc Thiêng, Trường Kha đã tìm tòi, chọn lọc nhiều điển tích cùng những cổ tục vẫn còn giá trị tồn tại trong đời sống hiện nay. Sau đó Kha đã phối lại  để biến thành câu chuyện âm nhạc hiền hòa, dễ thấu cảm tâm hồn người nghe qua tiếng hát và cung đàn tươi vui pha lẫn nét trầm tư, suy luận.

Những ca khúc ấy giống như một đoạn phim, chạm đến trái tim khán giả, đồng thời góp thêm ý nghĩa ,chuyển tải những lời tha thiết nhằm khơi gợi, giúp người nghe tìm thấy hạnh phúc và an yên, giúp Thế nhân bớt khổ đau khi cuộc sống mỗi ngày, thế nhân vẫn phải vật lộn để mưu sinh trong thế giới đang thay đổi, mang đầy hiểm nguy khó lường không lối thoát .

Pv: Vì sao tháng 7 Âm lịch lại gọi là mùa Vu Lan? Trường Kha có thể chia sẻ thêm cho đọc giả hiểu rõ về ý nghĩa của Vu lan được không?

Trường Kha Tibetan: Theo quan niệm dân gian, Vào Tháng 7 âm lịch hàng năm. Lúc bấy giờ “Quỷ Môn Quan”  tức cánh cổng địa ngục mở cửa  để đón nhận các sớ cầu siêu của gia đình  người đã khuất gửi xuống Diêm phủ nhằm xin xá tội vong nhơn cho  các linh hồn còn đang chịu phạt.

Ngày xưa tháng 7 âm lịch còn được dân chúng gọi là tháng cô bác, tháng cô hồn, nghĩa là “Cõi âm – cõi vô hình” sẽ trội lên nhiều trong dương thế;  Vào tháng này ,những tín đồ Phật giáo khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S, Khi đến viếng chùa thì câu danh niệm “Nam mô A Di Đà Phật” luôn là câu mở đầu trong các buổi giao lưu tôn giáo Phật giáo hay Chùa chiền, tang gia cho đến môi trường kính tín thiêng liêng riêng đều rất dễ bắt gặp.

Vì thế, Trường Kha đã sáng tác. “Hiểu Phật A Di Đà”, “Tu Sám Hối”.  Đây là hai ca khúc mà Kha mong sẽ giúp cho những ai muốn biết sự tồn tại và tiếp cận với thế giới A Di Đà, thế giới Tây Phương Cực Lạc;

Pv: Dường như, Trường Kha rất tin tưởng vào Tâm linh và sống tuân theo luật nhân quả rất chuẩn mực. Điều gì đã khiến Kha thay đổi góc nhìn về nhân sinh quan cuộc sống và lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong nghệ thuật?

Trường Kha Tibetan: Có lẽ vì Trời Phật đã ban ơn cho Trường Kha rất nhiều. Đó chính là những trải nghiệm bao gồm sinh lão bệnh tử, thăng hoa cho đến trầm luân. Thậm chí là việc còn – mất chỉ cách nhau trong tích tắc.

Trường Kha đã từng trải qua, thấu cảm mọi việc. cho đến khi mình cảm nhận rằng: Trời ban cho ta thời gian hiện diện trên cõi đời này thì càng về “già” ta càng thấm thía nhiều hơn;  Vốn ở mỗi cung bậc cuộc sống, từng giai đoạn trôi qua. Chúng ta sẽ có từng mức độ chọn lọc trong giao lưu, nhu cầu muốn trao dồi và tin kính vào những điều ta không thể lý giải hết. Những việc ấy thường không có kiểu logic như ngoài cuộc sống hiển hiện. Vì thế ,chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ cảm bằng trực giác và tầng số nhận thức. Điều này nay được gọi là tâm linh đó bạn.

Pv: Oh..Mời Trường Kha có thể chia sẻ kỹ hơn về thế giới tâm linh mà bạn đang cảm thụ 

Trường Kha Tibetan: Nhìn chung, Thế giới là muôn màu, sự hiểu biết con người thì chỉ có hạn cảnh, nhưng Thế giới A Di Đà mà ta không nhìn thấy lại đi sâu vào đời sống linh thiêng, thỏa đáng các nguyện vọng vượt ngoài không gian dương thế.

Xã hội càng hiện đại, chúng ta càng có nhiều nguồn thông tin đa phương tiện. Tuy nhiên ta cần chọn và hiểu đúng nguồn thông tin lành sạch và hữu dụng. Có như thế  mới có thể phục vụ thỏa đáng tâm lý nhân sinh.

Có nhiều người tin rằng: khi chúng ta chuẩn bị giã từ cõi thế thì việc nguyện niệm hồng danh ngài A Di Đà sẽ giúp linh hồn người mất đỡ bơ vơ, vất vưởng; Vì vậy, Kha cho rằng: khi ta còn sống, phải biết quán triệt thân tâm, hợp đạo trời và học cách làm lành lánh dữ,. Đặc biệt,  sám hối là nhìn lại – xem lại các hành vi đã qua để không bị cộng dồn nghiệp về sau.

Trong đó, sám hối là phương pháp đơn giản nhất để trưởng thưởng – dưỡng thân tâm sống chậm, tu tâm và lành nhất;  phương pháp thực hành này ai cũng có thể làm được, dễ sửa sai lầm và tưởng kính để dâng về Gia tiên – gia đình.

Pv: Theo Trường Kha , ý nghĩa đặc biệt nhất của tháng 7 Vu lan là gì?

Trường Kha Tibetan: Tháng 7 là tháng quá đặc biệt nha. Vì đây là tháng tri ân hiếu kính nhớ về cội nguồn rất được các đấng Chư Phật cai quản trên các tầng trời coi trọng.

Trong tháng này, các cá nhân biết ý thức sống tốt, nghĩa là phần nào họ đã báo ân trả hiếu về bao đấng sinh thành giúp hương linh Cha mẹ vui mừng lắm đó.

Vì vậy, khi bạn tin vào sám hối nghĩa là tin vào “Nhân – Quả”, tin vào Duyên – Nghiệp, sâu sắc hơn là tin vào sự tồn tại của Thế lực vô hình, tin vào sự linh thiêng, tin là linh hồn – Thể xác, Đời-Kiếp cõi tạm – Luân hồi – sanh tử; diệt khổ – giải thoát;

Lật từng trang thơ Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, bạn sẽ giật mình khi đọc lại các dòng thơ viết về  mùa này như sau:

 “Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt

 Toát hơi may lạnh buốt xương khô, ..

Lòng nào, lòng chẳng thiết tha,

Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm,…

Thương thay thập loại chúng sinh,

 Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người,

 Hương khói đã không nơi nương tựa,

Hồn mồ côi, lần lữa đêm đen.

Còn chi ai quí – ai hèn?

 Còn chi mà nói, ai hiền, ai ngu?

 Tiết đầu thu, lập đàn giải thoát; ..

 Muôn nhờ Đức Phật từ bi,

 Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương”.

Tuy vậy, giữa hai miền Bắc – Nam Việt nam, dù cùng trong một lãnh thổ quốc gia nhưng quan niệm về tháng 7 cũng có sự khác nhau,  Xem ra, Người miền Bắc đặt nặng về tính tâm linh, vong linh, hương linh, truyền thần rất mạnh mẽ.

Nếu có dịp bạn ra thăm miền Bắc mùa này, sẽ rất dễ nhận ra: người dân miền Bắc tăng cường các hoạt động cúng kiếng, hóa vàng mã, phóng sanh,.. linh đình đãi hội cúng cơm thực dưỡng mời gởi đến Cha mẹ ông bà Gia tiên Tiền bối quá vãng, cũng như những vong linh – âm hồn ngoài đàn, hay Chư vị Việt vị, anh hùng dân tộc hay Thần Hoàng Bổn cảnh,… Họ lập đàn chẩn tế bạt độ hương linh siêu linh, cầu siêu cầu an vì quan niệm “Âm siêu – Dương thới” gần giống các hoạt động của cộng đồng người Hoa ở khắp các nơi.

Họ tin linh hồn vẫn còn tồn tại sau khi thân xác bỏ lại chốn phàm trần và gần gũi hậu hiền như lúc còn tại thế, linh hồn tiền bối ông bà luôn hổ trợ hướng độ cho con cháu hậu thế, con cháu hiếu thảo biết cúng kiếng dâng vật phẩm thành tâm thì Ông bà Chư tiên sẽ tiếp thực mà có nhiều năng lượng từ đó tác độ hiển về chỉ dẫn cho con cháu cách sống, cách làm ăn hay thậm chí độ cho khỏe mạnh hạnh phúc, cho nhiều phúc lạp an yên thành công hơn người; May mắn hơn nữa là thăng quan tiến chức.

 Phước Thiên