Thanh toán không dùng tiền mặt Mobile Money: Phụ nữ Đông Nam Á sẽ thay đổi thói quen mua sắm


Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng trong việc áp dụng các hệ thống thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á, phụ nữ vẫn tiếp tục bị tụt hậu trong việc sử dụng các công nghệ mới.

Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Mặc dù tiến bộ công nghệ như vậy được hoan nghênh, vì nó cải thiện hiệu quả giao dịch, nhưng cũng có thể có một số nhóm người tiêu dùng nhất định, đặc biệt là phụ nữ bị bỏ lại phía sau, dẫn đến “khoảng cách kỹ thuật số”.

Đông Nam Á là nơi có nhiều xã hội đi theo chế độ mẫu hệ, nơi phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý tài chính hộ gia đình. Phụ nữ Minangkabau (Người dân bản địa tại cao nguyên Minangkabau ở tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, cũng là xã hội mẫu hệ lớn nhất trên thế giới) và các xã hội Java đóng vai trò trung tâm trong các hộ gia đình và các nền kinh tế rộng lớn hơn của họ. Trong cộng đồng này, phụ nữ được cho là có tính tiết kiệm và có tầm nhìn xa trong việc xử lý tiền bạc.

Ngày nay, phụ nữ Đông Nam Á có tính di động cao về mặt địa lý, đòi hỏi và thúc đẩy quyền sở hữu tài khoản tài chính để lưu trữ và chuyển tiền về nước. Kể từ năm 1970, Philippines và Indonesia đã chứng kiến sự di cư to lớn của lao động nữ ra nước ngoài. Phụ nữ đại diện cho gần 80% người di cư quốc tế từ các quốc gia này. Ngoài ra, trình độ học vấn cao hơn và cơ hội việc làm ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy phụ nữ Đông Nam Á tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tài chính.

Mobile Money tiến lên nhưng đặt ra một câu hỏi lớn tại Đông Nam Á. Ảnh: @AFP.

Mobile Money tiến lên nhưng đặt ra một câu hỏi lớn tại Đông Nam Á. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là sự độc lập về tài chính của phụ nữ có ảnh hưởng đến sở thích thanh toán của họ không? Theo nghiên cứu được công bố gần đây của hãng Thediplomat, phụ nữ có xu hướng sử dụng tiền mặt để thanh toán nhiều hơn so với nam giới. Thediplomat cho rằng, phát hiện này là do chi tiêu của hộ gia đình cho hàng tạp hóa và tiện ích thường do phụ nữ quản lý và liên quan đến việc sử dụng nhiều tiền mặt hơn. Điều thú vị là Singapore là một ngoại lệ khi việc sử dụng tiền mặt tương tự nhau đối với nam giới và phụ nữ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phụ nữ tụt hậu so với nam giới trong việc sử dụng các tổ chức tài chính, thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ hay cả Mobile Money để thanh toán. Ở các quốc gia như Singapore và Malaysia, nơi có sự chênh lệch lớn nhất, phụ nữ có khả năng thanh toán kỹ thuật số thấp hơn 14% so với nam giới. Các khoản thanh toán kỹ thuật số thường chỉ liên quan đến các giao dịch có giá trị cao hơn, cho thấy trung bình phụ nữ ASEAN tham gia ít hơn vào các hoạt động tài chính liên quan đến số tiền lớn.

Sự thâm nhập ngày càng rộng rãi của Internet và mạng di động trong ASEAN đã tạo điều kiện thúc đẩy sự bùng nổ thương mại điện tử ở cả thị trường trong khu vực và xuyên biên giới. Khu vực này cũng tự hào là thị trường internet phát triển nhanh nhất trên thế giới, với khoảng 125.000 người dùng mới tham gia internet hàng ngày.

Mobile Money mang lại những lợi ích to lớn cho người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với người dùng, Mobile Money cho phép các bộ phận dân số trước đây không có ngân hàng truy cập vào các dịch vụ tài chính một cách an toàn, chính xác và kịp thời hơn.

Việc sử dụng Mobile Money cũng kích thích các hình thức tiêu dùng mới, đồng thời cung cấp một số liệu để thống kê nền kinh tế phi chính thức, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi minh bạch doanh số bán hàng và các khoản thanh toán, giao dịch tốt hơn của nhân viên.

Trên khắp thế giới, COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, đặc biệt là Mobile Money. Thanh toán kỹ thuật số đã tăng mạnh trên quy mô toàn cầu, vì đại dịch đòi hỏi các bộ phận dân số do dự trước đây phải thích ứng với các khuôn khổ thanh toán kỹ thuật số. Các chương trình cứu trợ của chính phủ cho những người dân dễ bị tổn thương, các biện pháp quản lý nhà ở và phân chia an toàn cũng như sự gia tăng của các dịch vụ chuyển tiền kỹ thuật số cho những người di cư gửi tiền về nhà, tất cả đều tuyên truyền, cổ vũ cho việc sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

ASEAN là một tổ hợp các nền văn hóa và các dân tộc, và tương tự như vậy, bao gồm các quốc gia có mức độ phát triển tài chính khác nhau. Tỷ lệ sử dụng Mobile Money trung bình của người dùng từ các quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Myanmar và Lào đều dưới 1%. Trong khi tỷ lệ sử dụng Mobile Money ở các nước phát triển hơn về tài chính như Malaysia và Singapore cao hơn nhiều, nhưng phụ nữ ở đó ít có khả năng sử dụng Mobile Money hơn. Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này cho thấy khoảng cách giữa nam và nữ trong việc sử dụng Mobile Money lần lượt là 4,74 và 5,84% ở Singapore và Malaysia.

ASEAN là một tổ hợp các nền văn hóa và các dân tộc, và tương tự như vậy, bao gồm các quốc gia có mức độ phát triển tài chính khác nhau. Ảnh: @AFP.

Đối với các nước đang phát triển, cần phải thúc đẩy nhiều phân khúc dân số trực tuyến hơn vì tỷ lệ sử dụng Internet vào năm 2019 của Campuchia (50%), Lào (43%) và Myanmar (39%) thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu là 56%. Đại dịch mang lại cơ hội vàng để thu hút những người trước đây không có ngân hàng, nhưng nỗ lực giới thiệu ngân hàng di động sẽ vô ích nếu không có truy cập internet rộng rãi. Một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế London cho thấy trong các đợt dịch bệnh trước đây, những người có khả năng truy cập Internet tốt hơn có nhiều khả năng thử sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến hơn.

Trong khi việc sử dụng Mobile Money đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, gần 20% người trưởng thành ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa sở hữu điện thoại di động. Cũng có một khoảng cách giới tính ở chỗ phụ nữ ít có khả năng sở hữu điện thoại hơn với tỉ lệ 7%. Các chuyên gia gợi ý rằng, các thỏa thuận tài chính linh hoạt có thể là động lực để tăng quyền sở hữu điện thoại di động cho phụ nữ, theo đó các công ty có thể giới thiệu các gói trả góp cho thiết bị di động, thay vì yêu cầu trả trước.

Quyền sở hữu điện thoại di động cũng có thể được khuyến khích khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn phát triển điện thoại thông minh giá rẻ đặc biệt cho các thị trường nhỏ hơn ở các nước đang phát triển. Ở đây, các chính phủ có vai trò tối quan trọng trong việc trợ cấp cho các nhà sản xuất để cung cấp các thiết bị giá cả phải chăng được thiết kế riêng cho nhu cầu của người dân, đặc biệt là cho phụ nữ ở một số nước có thu nhập trung bình và thấp.

Về mục tiêu tăng cường dịch vụ Mobile Money, các chính phủ có thể khuyến khích các nhà viễn thông đa quốc gia hợp tác với các ngân hàng địa phương để giới thiệu các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới.

Trong khi phụ nữ tụt hậu so với nam giới trong việc sử dụng Mobile Money, nên có các giải pháp để thu hút nhiều phụ nữ tham gia vào Mobile Money. Những cải tiến về quyền riêng tư dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng, cũng như làm cho các biện pháp này được công chúng biết đến có thể thuyết phục người dùng, đặc biệt là phụ nữ chấp nhận các dịch vụ tài chính mới.

Ngoài ra, chi phí mở tài khoản Mobile Money phải đủ thấp để không gây trở ngại cho việc gia nhập đối với người dùng mới hoặc người có thu nhập thấp. Về khía cạnh này, các cơ quan quản lý là công cụ xác định các giới hạn phí để tránh chi phí đầu vào cản trở việc tiếp cận tài chính. Các ngân hàng và chính phủ cũng có thể xem xét các biện pháp khuyến khích tiền tệ hoặc phi tiền tệ để thúc đẩy việc sử dụng Mobile Money.

theo Dân Việt – 12/11/2021

link nguồn: https://danviet.vn/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-mobile-money-phu-nu-dong-nam-a-se-thay-doi-thoi-quen-mua-sam-20211110080512313.htm