Những con đường hồ dương ‘dát vàng’ ở Tân Cương


Mùa thu, những con đường ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) như được dát vàng bởi hàng hồ dương thay sắc lá rực rỡ.

con duong dat vang

Cuối tháng 10, mùa thu đã nhuộm vàng các quốc gia Đông Bắc Á. Các tỉnh phía Bắc Trung Quốc cũng bước vào thời điểm chính giữa mùa thu khi những cánh rừng đều đồng loạt thay lá, ngả sắc vàng rực rỡ, quyến rũ. Trong đó, Tân Cương là điểm đến nổi tiếng, không thể bỏ qua. Đến với khu tự trị này vào mùa thu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh bình yên của những đàn ngựa, bò tha thẩn ăn cỏ, xa xa là những rặng cây vàng ươm.

Đặc trưng của mùa thu ở Tân Cương không phải là cây phong hay bạch quả (ngân hạnh) như nhiều nơi mà là cây hồ dương - một loại cây đặc biệt thường chỉ có ở các hoang mạc, thảo nguyên khô cằn Tây Bắc Trung Quốc.

Đặc trưng của mùa thu ở Tân Cương không phải là cây phong hay bạch quả (ngân hạnh) như nhiều nơi mà là cây hồ dương – một loại cây đặc biệt thường chỉ có ở các hoang mạc, thảo nguyên khô cằn Tây Bắc Trung Quốc.

Hồ dương ở Tân Cương được trồng dọc các con đường, chùm bóng, tỏa thành đường hầm độc đáo, thu hút đông du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Hồ dương ở Tân Cương được trồng dọc các con đường, chùm bóng, tỏa thành “đường hầm” độc đáo, thu hút đông du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Con đường này nằm tại huyện tự trị Taxkorgan Tajik, Tân Cương trên cao nguyên Pamir, thưa vắng xe cộ qua lại nên gia súc như bò, ngựa của người dân thường lững thững qua lại rất dạn người.

Con đường này nằm tại huyện tự trị Taxkorgan Tajik, Tân Cương trên cao nguyên Pamir, thưa vắng xe cộ qua lại nên gia súc như bò, ngựa của người dân thường lững thững qua lại rất dạn người.

Một số con đường không rải nhựa để xe cộ qua lại mà chỉ dành cho người đi bộ. Dân địa phương và khách du lịch ví von nơi này giống như xứ sở cổ tích. Một màu vàng rực rỡ phủ từ trên những tán cây đến thảm lá rụng phía dưới. Khi nắng lên, bóng cành cây in xuống con đường càng làm khung cảnh thêm thần tiên.

Một số con đường không rải nhựa để xe cộ qua lại mà chỉ dành cho người đi bộ. Dân địa phương và khách du lịch ví von nơi này giống như xứ sở cổ tích. Một màu vàng rực rỡ phủ từ trên những tán cây đến thảm lá rụng phía dưới. Khi nắng lên, bóng cành cây in xuống con đường càng làm khung cảnh thêm thần tiên.

Khác với những cây dương thông thường, loài hồ dương có sức chống chịu mạnh mẽ đối với khô hạn, khí hậu thay đổi ác liệt và đất mặn. Trong sa mạc Tacramakan ở Tân Cương, nước ngầm có hàm lượng muối rất cao, nó vẫn sống xanh tươi rậm rạp.

Khác với những cây dương thông thường, loài hồ dương có sức chống chịu mạnh mẽ đối với khô hạn, khí hậu thay đổi nhiều và đất mặn. Trong sa mạc Tacramakan ở Tân Cương, nước ngầm có hàm lượng muối rất cao, nó vẫn sống xanh tươi rậm rạp.

Hồ dương mọc nhanh, lá dùng làm thức ăn cho gia súc. Thân cây gỗ chống ẩm, không mục, là vật liệu làm cầu rất tốt; cũng có thể làm giấy hoặc đóng đồ dùng gia đình.

Hồ dương mọc nhanh, lá dùng làm thức ăn cho gia súc. Thân cây gỗ chống ẩm, không mục, là vật liệu làm cầu rất tốt; cũng có thể làm giấy hoặc đóng đồ dùng gia đình.

Người dân Tân Cương đang thu gom lá cây hồ dương rụng. Bộ rễ hồ dương ăn sâu tới trên 10m, trong cây dự trữ rất nhiều nước đề phòng khô hạn.

Người dân Tân Cương đang thu gom lá cây hồ dương rụng. Bộ rễ hồ dương ăn sâu tới trên 10m, trong cây dự trữ rất nhiều nước đề phòng khô hạn.

Tế bào của nó có chức năng đặc biệt là không bị muối làm tổn thương. Nồng độ dịch tế bào rất cao, có thể hút liên tục nước ngầm mặn và dinh dưỡng. Cành cây hồ dương có thể sản xuất kiềm sinh vật, làm xà phòng hoặc thuốc bôi da. Một cây hồ dương mỗi năm sản xuất được mấy chục cân kiềm sinh vật.

Tế bào của nó có chức năng đặc biệt là không bị muối làm tổn thương. Nồng độ dịch tế bào rất cao, có thể hút liên tục nước ngầm mặn và dinh dưỡng. Cành cây hồ dương có thể sản xuất kiềm sinh vật, làm xà phòng hoặc thuốc bôi da. Một cây hồ dương mỗi năm sản xuất được mấy chục cân kiềm sinh vật.

Loài cây này được trồng để chắn cát, tạo cây xanh, bảo vệ đồng ruộng và là biểu tượng của người dân tộc Duy Ngô Nhĩ trong vùng.

Loài cây này được trồng để chắn cát, tạo cây xanh, bảo vệ đồng ruộng và là biểu tượng của người dân tộc Duy Ngô Nhĩ trong vùng.

Hồ dương là một trong những cây cổ xưa, hơn 60 triệu năm trước đã có mặt trên trái đất. Là cây thân gỗ, rụng lá, cao 15-30m, cây non và cành non mọc lông mềm dày đặc, lá rất to có lông gai khi cây còn non.

Hồ dương là một trong những cây cổ xưa, hơn 60 triệu năm trước đã có mặt trên trái đất. Là cây thân gỗ, rụng lá, cao 15-30 m, cây non và cành non mọc lông mềm dày đặc, lá rất to có lông gai khi cây còn non.

Tân Cương có biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ. Đây cũng là một trong những khu vực nổi tiếng với cảnh sắc tươi đẹp, hoang sơ nhưng người nước ngoài khá khó tiếp cận do các chính sách hạn chế của Trung Quốc. Thông thường, du khách cần giấy thông hành đặc biệt vào Tân Cương thông qua một công ty tour du lịch đặt tại nước này.

Tân Cương có biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ. Đây cũng là một trong những khu vực nổi tiếng với cảnh sắc tươi đẹp, hoang sơ nhưng người nước ngoài khá khó tiếp cận do các chính sách hạn chế của Trung Quốc. Thông thường, du khách cần giấy thông hành đặc biệt vào Tân Cương thông qua một công ty tour du lịch đặt tại nước này.

Theo Ngoisao.net

* Nguồn: https://ngoisao.net/an-choi/nhung-con-duong-ho-duong-dat-vang-o-tan-cuong-4182244.html